Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân

Chiều ngày 13/11, Công an tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tư vấn, trao đổi về bình đẳng giới; định hướng nghề nghiệp giới thiệu việc làm cho phạm nhân chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh.
Quang cảnh hội nghị tuyên truyền
Quang cảnh hội nghị tuyên truyền
Tại buổi tuyên truyền, 100 phạm nhân Trại tạm giam đã được báo cáo viên thuộc Công an tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Thanh niên Việt Nam tỉnh và Câu lạc bộ khởi nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã tuyên truyền, phổ biến một số chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác Tái hoà nhập cộng đồng được cụ thể hoá tại Nghị định số 49/2020/NĐ-CP, ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về Tái hoà nhập cộng đồng và Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
dai dien hoi lien hiep phu nu tinh tuyen truyen ve cong tac binh dang gioi
Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tuyên truyền về công tác bình đẳng giới
dai dien cau lac bo dau tu khoi nghiep tinh chia se kinh nghiem dinh huong nghe nghiep tai buoi tuyen truyen
Đại diện Câu lạc bộ đầu tư khởi nghiệp tỉnh chia sẻ kinh nghiệm, định hướng nghề nghiệp tại buổi tuyên truyền
Bên cạnh đó, các báo cáo viên cũng đã tư vấn, truyền đạt các nội dung về bình đẳng giới, hướng nghiệp cho phạm nhân để làm tiền đề cho họ sau khi chấp hành xong án phạt tù về địa phương xáo bỏ mặc cảm, tự ti, có cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng.
chuong trinh thu hut su tham gia cua dong dao pham nhan chap hanh an tai trai tam giam cong an tinh
Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo phạm nhân chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 2.666 trường hợp thuộc diện tái hoà nhập cộng đồng trong đó số người chưa có việc làm chiếm khoảng 50%, do đó cần sự chung tay, vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm giúp những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương ổn đinh cuộc sống, yên tâm hoà nhập cộng đồng, hạn chế tối đa tình trạng tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
thuong ta ha thanh binh pho truong phong canh sat thi hanh an hinh su va ho tro tu phap phat bieu tai chuong trinh
Thượng tá Hà Thanh Bình, Phó trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phát biểu tại chương trình
Thượng tá Hà Thanh Bình, Phó trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nhấn mạnh, công tác tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và truyền thống nhân đạo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng các ngành cần tập trung tiếp tục thực hiện tốt các quy định pháp luật về công tác thi hành án hình sự về tái hoà nhập cộng đồng; phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về công tác Tái hoà nhập cộng đồng trên địa bàn; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên về phổ biến pháp luật, tư vấn tâm lý, pháp lý, sức khoẻ và gia đình cho phạm nhân và người chấp hành xong án phạt tù; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp đảm bảo cơ hội tìm kiếm việc làm ở địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù; tạo điều kiện hỗ trợ cho người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ theo quy định của pháp luật.

Tác giả bài viết: Hà Tâm - Công an Quảng Ninh

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 25